Xử lý Vấn đề INP của các URL trong Google Search Console

Xử lý Vấn đề INP của các URL trong Google Search Console

Khi theo dõi và phân tích trang web trên Google Search Console, thỉnh thoảng chúng ta nhận được thông báo như: Vấn đề INP: lâu hơn 200 mili giây (thiết bị di động). Daipho viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu và xử lý vấn đề INP.

INP là gì?

INP là viết tắt của cụm từ Interaction to Next Paint. Được dịch là lượt tương tác đến nội dung hiển thị tiếp theo. Đây là một chỉ số quan trọng trong việc đo lường và tối ưu hóa hiệu suất giao diện người dùng của các trang web. Năm 2022, chỉ số này được thông báo đến cộng đồng SEO. Và vào 03/2024, chỉ số này trở thành chỉ số quan trọng chính của trang web.

Giá trị của INP là khoảng thời gian giữa hành động tương tácphản hồi trên giao diện. Tức là INP đo lường khoảng thời gian kể từ khi người dùng thực hiện một hành động tương tác đến khi xuất hiện sự thay đổi tương ứng trên giao diện web được thể hiện trên màn hình (hoặc “next paint”).

Hành động tương tác

Các hành động tương tác này là một nhóm trình xử lý sự kiện kích hoạt, bao gồm:

  • Nhấn (mousedown) và thả (mouseup) nút chuột hoặc thao tác nhấp (click), cuộn (scroll)
  • Chạm vào màn hình cảm ứng,
  • Nhấn bàn phím (trên bàn phím vật lý hoặc bàn phím ảo)
  • Một lượt tương tác có thể do JavaScript, CSS
  • Một số hành động khác…

Hoạt động tương tác có thể là một hoặc nhiều sự kiện. Ví dụ:

  • Thao tác nhấn phím bao gồm các sự kiện keydown, keypresskeyup.
  • Hoạt động tương tác nhấn chuột bao gồm mouseupmouseup.

Sự kiện có thời lượng dài nhất trong lượt tương tác là yếu tố đóng góp vào tổng độ trễ của lượt tương tác.

Phản hồi trên giao diện

Tương ứng với các hành động tương tác là các phản hồi trên giao diện, bao gồm:

  • Phản hồi bằng hình ảnh
  • Điều hướng trên thiết bị được kích hoạt
  • Biểu hiện của việc xác thực nội dung trên form đang diễn ra
  • Cùng nhiều biểu hiện phản hồi khác…

Ví dụ:

  • Khi bạn nhấn nút thêm sản phẩm vào giỏ hàng, có phản hồi nào cho bạn biết liệu sản phẩm đó đã được thêm hay không?
  • Khi bạn nhập liệu vào 1 ô hoặc di chuyển giữa các ô trên form, có phản hồi nào cho bạn biết máy chủ đang/đã xác thực dữ liệu không?
Giản đồ tương tác INP

Độ trễ của một lượt tương tác

Độ trễ của một lượt tương tác là khoảng thời gian dài nhất của một nhóm trình xử lý sự kiện phản hồi lượt tương tác đó. Đây là khoảng thời gian kể từ thời điểm người dùng bắt đầu tương tác cho đến thời điểm trình duyệt hiển thị khung hình tiếp theo.

Ảnh hưởng của INP

Khi INP cao, điều này có thể cho thấy rằng trang web hoặc ứng dụng web có thể đang gặp vấn đề về hiệu suất, dẫn đến trải nghiệm người dùng không mượt mà và có thể gây cảm giác chậm chạp hoặc không phản hồi nhanh chóng. Do đó, việc theo dõi và cải thiện chỉ số INP có thể giúp đảm bảo rằng các ứng dụng web cung cấp phản hồi tức thì và mượt mà hơn cho người dùng, góp phần nâng cao trải nghiệm tổng thể.

Cách tính chỉ số INP

INP được tính bằng cách theo dõi tất cả các lượt tương tác được thực hiện trên trang. Với hầu hết các trang web, lượt tương tác có độ trễ kém nhất sẽ được ghi nhận.

Tuy nhiên, trên các trang có nhiều tương tác, các trục trặc ngẫu nhiên có thể gây ra chỉ số độ trễ cao bất thường. Khi số lượng tương tác tăng lên, nguy cơ này càng cao.

Để đo lường chính xác khả năng đáp ứng của các trang với nhiều lượt tương tác, Google bỏ qua lượt tương tác cao nhất cho mỗi 50 lượt tương tác. Phần lớn trải nghiệm trên trang có ít hơn 50 lượt tương tác. Qua đó, lượt tương tác kém nhất thường được báo cáo nhiều nhất. Sau đó, Google báo cáo tỷ lệ phần trăm thứ 75 của tất cả các lượt xem trang. Cách này giúp loại bỏ điểm ngoại lai và phản ánh chính xác trải nghiệm của đa số người dùng.

Điểm INP tốt

Các nhãn đi kèm cho INP có thể là “Tốt“, “Cần cải thiện“, hoặc “Xấu“. Đây là một vấn đề khó bởi:

  1. Một mặt, bạn muốn đặt tiêu chí phát triển trang web ưu tiên cho khả năng phản hồi tốt.
  2. Mặt khác, bạn phải tính đến thực tế là các thiết bị mà mọi người sử dụng có khả năng hiển thị và tương thích sự thay đổi đó không. Đây là vấn đề về trải nghiệm người dùng.

Để đảm bảo trang web có trải nghiệm người dùngkhả năng phản hồi tốt, ngưỡng giá trị đo lường phù hợp là tỷ lệ phần trăm thứ 75 của lượt tải trang được ghi lại trong trường, áp dụng cho cả thiết bị di động và thiết bị máy tính:

  • INP nhỏ hơn hoặc bằng 200 mili giây có nghĩa là trang có khả năng phản hồi tốt.
  • INP lớn hơn 200 mili giây và nhỏ hơn hoặc bằng 500 mili giây có nghĩa là khả năng phản hồi của trang cần cải thiện.
  • INP lớn hơn 500 mili giây có nghĩa là trang có khả năng phản hồi kém.

Các tính năng mặc định của trang web

Các trang web được Đại Phố thiết kế luôn mặc định các tính năng sau:

  • Mã nguồn được tối ưu với các công cụ tìm kiếm.
  • Trang web hỗ trợ thiết bị di động, tương thích với mọi thiết bị: điện thoại, máy tính bảng, máy tính và laptop. Sử dụng công nghệ HTML5, CSS3 Mobile Responsive.
  • Dễ dàng thay đổi theo phong cách riêng của bạn.
  • Dễ dàng thêm bớt số lượng các trang, và chỉnh sửa nội hiển thị trên website tùy ý
  • Phần quản trị rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng với cả những người không chuyên về IT.

Quản lí nội dung: có thể dễ dàng thêm, xóa, sửa các thông tin trên website

  • Thông tin sản phẩm và dịch vụ của công ty
  • Thông tin dự án, đối tác Giới thiệu – Liên hệ
  • Thông tin giới thiệu, thông tin liên hệ
  • Tin tức
  • Hình ảnh trên website, sửa các tag alt, descriotion, caption
  • Hình ảnh và caption trên Slideshow
Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu cần thêm thông tin
website chuẩn google,